Cách trồng cây may mắn cho dân văn phòng

Đăng lúc 00:00 ngày 15/06/2017

Lượt xem 4306

Cách trồng cây may mắn rất đơn giản nhưng chúng lại mang đến tài lộc may mắn cho người sở hữu nên từ lâu được nhiều người yêu thích nhất là dân văn phòng.

Cây may mắn có ý nghĩa phong thủy mang lại sự may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Thân cây nhỏ xinh với các quả tài lộc nhìn rất dễ thương, thích hợp cho các bạn trang trí trên bàn làm việc, văn phòng. Cây còn có thể giúp cho gia chủ luôn tinh thông và sáng suốt và phù hợp với những công việc và tài chính của bạn và mang nhiều tài lộc như ý đến cho gia đình của bạn. Mỗi cây may mắn- cây tài lộc thường có 3 hoặc 5 quả, chia thành hình tròn bao quanh phần dưới thân cây tài lộc góp phần tạo vẻ đẹp hài hòa cho chậu cây. Dưới đây là cách trồng cây may mắn mà bạn có thể tham khảo:

Chọn chậu và nhiệt độ thích hợp trồng cây may mắn

cach-trong-cay-may-man-cho-dan-van-phong2-1.jpg

Cây may mắn có chiều cao trung bình từ 15-20 cm

Cây may mắn có chiều cao trung bình từ 15-20 cm, khi kết hợp với các mẫu chậu khác nhau sẽ cho những kích thước khác nhau tùy theo từng loại chậu. Cây may mắn sống tốt trong môi trường máy lạnh, môi trường có ánh nắng không gay gắt. Nếu muốn cây cứng cáp hơn có thể mang cây phơi nắng trong khoảng thời gian từ 8h đến 8h30 sáng trong ngày.

Kỹ thuật trồng cây may mắn

Trước khi tiến hành trồng cây may mắn, cách tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển xanh tốt, có độ cao vừa phải cần dùng một cái chậu có kích thước lớn hơn cả về chiều cao và đường kính chậu cây may mắn. Bên cạnh đó điều bạn cần lưu ý là chậu phải được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó đổ nước vào chậu, ước lượng mực nước cao ngập mặt cỏ chậu cây may mắn rồi nhẹ nhàng đặt chậu cây may mắn vào trong chậu nước. Chú ý nước phải ngập mặt cây may mắn. Để cây may mắn trong chậu nước khoảng 15-20 phút.

Sau đó lấy chậu cây may mắn ra, đặt nó lên một đĩa lót. Đợi khoảng 2-3 phút cho phần nước thừa rút ra khỏi chậu cây may mắn và chảy xuống đĩa lót. Để chậu ráo nước và mang chậu trang trí lại chỗ cũ. Nên nhớ cần phun sương lên lá và cỏ của chậu cây may mắn.

Phòng bệnh

cach-trong-cay-may-man-cho-dan-van-phong.png

Cây mắn mắn thường được đặt ở bàn làm việc

Cây may mắn thường bị mắc bệnh lá trắng, nếu thấy hiện tượng này, bạn có thể dùng khăn ẩm lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng nên để cây cách ly khỏi các cây khác rồi mới trị bệnh. Khi phát hiện cây có hiện tượng úa, khô héo, rụng lá,…phải có những biện pháp nhanh chóng để phục hồi sức sống cho cây. Nên đặt cây ở môi trường khí hậu mát mẻ, thoáng, tránh gió mạnh, nắng gắt gây ảnh hưởng đến sự sống của cây tài lộc – cây may mắn.

Kỹ thuật hồi phục khi cây bị khô héo

Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

cach-trong-cay-may-man-cho-dan-van-phong1.jpg

Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại hãy thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Để cây may mắn không đơn điệu và trở nên cuốn hút sinh động hơn có thể đính những phụ kiện trang trí đi kèm như con đường màu xanh dưới gốc cây, ngôi nhà chim, những viên đá, đá dặm bước hay những chú bướm xinh xắn đậu trên cành….

Facebook chat

Lan Hồ Điệp Nghệ Thuật