Hướng dẫn thay chậu và chăm sóc hoa phong lan hồ điệp ra hoa

Đăng lúc 00:00 ngày 23/05/2017

Lượt xem 5323

Bạn có biết rằng sau một thời gian nhất định nếu không thay chậu thì hoa sẽ rất dễ bị thối, giá thể mục dẫn đến sâu bệnh cây không phát triển? Dưới đây Hoa Lan ToDa sẽ hướng dẫn thay chậu và chăm sóc hoa phong lan hồ điệp ra hoa đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được.

I. Vì sao phải thay chậu cho lan hồ điệp?

Hoa lan hồ điệp cũng được trồng trong chậu, trên giá thể bằng gỗ, sau một thời gian sẽ bị mục nát, rêu phát triển là môi trường lý tưởng để các loài sâu bệnh có cơ hội tấn công hư hại cho lan. Vì vậy cần phải thay chậu cho hoa theo định kỳ.

II. Khi nào nên thay chậu? 

Hoa lan hồ điệp nói riêng và các loài thuộc họ lan đều có bộ rễ phát triển, chúng vươn ra để lấy chất dinh dưỡng. Một khi cây hoa lan đã bò ra khỏi chậu, tép lan mới ra không còn chỗ, chất trồng trong chậu không còn cung cấp dưỡng chất cho hoa lan nữa.Hoặc khi bạn thấy cây có những đặc điểm sau:

huong-dan-thay-chau-hoa-lan-ho-diep

  • – Không cân đối về kích thước giữa cây và chậu
  • – Giá thể bị mục nát
  • – Rễ cây có biểu hiện bị thối nhiều là lúc bạn cần phải thay chậu cho hoa
  • – Rêu xanh bám đầy chậu.

Tùy vào từng loại lan, điều kiện chăm sóc và tốc độ sinh trưởng của hoa để có thể thay chậu. Nên thay chậu vào đầu mùa tăng trưởng của từng loài, tốt nhất là vào đầu mùa mưa trong năm.

III. Hướng dẫn thay chậu và chăm sóc phong lan hồ điệp ra hoa

Việc thay chậu cho lan hồ điệp trong quá trình chăm sóc, trồng hoa lan hồ điệp cũng không phải là quá khó nhưng cũng không đơn giản. Việc này cũng đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ và tốt nhất là tình yêu đối với hoa lan hồ điệp.

Làm theo hướng dẫn thay chậu cho hoa lan hồ điệp theo các bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bao gồm: đất trồng, chậu mới và dụng cụ cắt tỉa đã được khử trùng (tránh hoa bị nhiễm nấm)

Bước 2: Tiến hành bỏ hoa ra khỏi chậu cũ

Bạn hãy nhẹ nhàng giữ hông chậu, kéo từ từ cây ra khỏi chậu để tránh không bị gãy lá, dập rễ. Sau đó lấy ngón tay gỡ chất trồng cũ ra khỏi cây thật nhẹ nhàng để không làm hỏng rễ của hoa.

Bước 3: Cắt tỉa phần rễ bị hỏng

Sau khi bỏ lan ra khỏi chậu, bạn hãy dùng dụng cụ cắt tỉa loại bỏ phần rễ sẫm màu, rễ bị úng nước, rễ bị đen đó đều là những phần rễ không khỏe mạnh của cây. Giữ lại những rễ khỏe mạnh có màu trắng, nâu nhạt

Bước 4: Bỏ lá già

Bỏ đi những chiếc lá già đã chết, giả hành cũ hoặc bạn có thể cho chúng vào một chiếc chậu mới để chúng có thể phát triển.

Bước 5: Cho lan vào chậu mới

Lấy chậu đã được khử trùng, ngừa rêu cho đất trồng vào ½ chiếc chậu. Có thể dùng đất từ than đá, dớn, xơ dừa, vỏ đậu phọng… là những hỗn hợp giữ ẩm tốt và dễ thoát nước.

Sau đó cho cây hoa đã cắt bỏ rễ hỏng vào chậu thật nhẹ nhàng rồi rắc tiếp đất trồng lân xung quanh. Chú ý không lấp đất quá cổ rễ cây lan.

Vậy là bạn đã thay chậu cho lan hồ điệp xong, không lo cây bị thối nữa. Sau khi thay xong cần chăm sóc lan hồ điệp đều đặn để cây có thể phát triển bình thường.

Chúc các bạn thực hiện thay chậu cho lan hồ điệp thành công.

Facebook chat

Lan Hồ Điệp Nghệ Thuật